Hotline: 0837 373 383
Messenger

A-Z về Website Thương Mại Điện Tử Mà Bạn Cần Biết

Thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong thời công nghệ số hóa như hiện nay, và website thương mại điện tử đã trở thành kênh bán hàng không thể thiếu, mang lại nguồn thu chủ lực của nhiều đơn vị startup, kinh doanh online. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về websie thương mại điện tử và hoạt động thông báo/ đăng kí website với Bộ Công Thương.

Website thương mại điện tử là gì?

Khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định rõ khái niệm về website thương mại điện tử như sau:

Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

Nói cách khác, website thương mại điện tử (website TMĐT) chính là website hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị và người mua hàng trong các hoạt động mua bán, giao dịch và được thực hiện chủ yếu thông qua mạng Internet. Nó bao gồm cả những website không có chức năng đặt hàng và mua hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến, khách hàng muốn mua hàng phải gọi điện hoặc để lại thông tin.

Website thương mại điện tử được phân làm 02 loại:

Website thương mại điện tử bán hàng là website TMDT do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

Website TMDT bán hàng có thể kể đến các loại web như website giới thiệu công ty, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm, website bán hàng hóa, website trưng bày hàng hóa, v.v.

Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website TMDT do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ TMDT bao gồm những loại sau:

  • Sàn giao dịch TMDT
  • Website đấu giá trực tuyến
  • Website khuyến mại trực tuyến

Phân biệt thông báo website và đăng kí website với Bộ Công Thương

Website thương mại điện tử được phân làm 02 loại như đã phân tích ở trên. Mỗi loại sẽ được áp thuật ngữ “thông báo” hoặc “đăng kí” riêng biệt.

Website TMDT cần phải được thông báo/ đăng kí với Bộ Công Thương

Nếu website của bạn là website TMDT bán hàng, bạn cần phải thực hiện việc THÔNG BÁO với Bộ Công Thương.

Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Mã số thuế
  • Scan CMND
  • Scan giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hộ cá thể

Nếu website của bạn là website cung cấp dịch vụ TMDT, bạn cần phải thực hiện việc ĐĂNG KÍ với Bộ Công Thương.

Đối tượng đăng kí trong trường hợp này là:

  • Thương nhân có đăng kí kinh doanh
  • Tổ chức có quyết định thành lập
  • Riêng với cá nhân, nếu muốn đăng kí sàn giao dịch thì phải đăng kí hộ kinh doanh cá thể

Để đăng kí, bạn cần có:

  • Website đang hoạt động (hoặc sắp đưa vào hoạt động trên Internet)
  • Giấy đăng kí kinh doanh
  • CMND hay giấy tờ liên quan đối với cá nhân

Xem thêm: Hướng dẫn thông báo/ đăng kí website với Bộ Công Thương

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 185/2013 NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong nghị định có quy định cụ thể các chế tài đối với các hành vi vi phạm về thương mại điện tử (TMĐT), bao gồm hành vi không thông báo (hoặc đăng kí) website với Bộ Công Thương khi tạo website bán hàng.

Do đó, nếu bạn đang quản lý một hay nhiều website thương mại điện tử, bạn cần phải đăng kí website với Bộ Công thương để tránh bị phạt “oan uổng”.

Nguồn: https://dangkywebsitevoibocongthuong.com

Chia sẻ

Để lại một bình luận

.